Rượu Nếp cái Hoa vàng Bảo Sơn "Thơm ngon trường tồn cùng thời gian"

Rượu Nếp cái Hoa vàng Bảo Sơn

"Thơm ngon trường tồn cùng thời gian"

Bảo Lộc! là một làng cổ lâu đời thuộc xã Bảo Lộc, tổng Sơn Đình, huyện phượng nhãn, Phủ Lạng Giang, nay thuộc Xã Bảo Sơn, huyện lục nam, tỉnh Bắc Giang. Ở đây có cụm Đình – chùa – nghè sắc, Đình – Chùa được xây dựng theo bố cục “Tiền Thần – hậu Phật”, quay hướng về phía Tây Nam, phia sau có núi Bảo Đài bao bọc, phia trước là cánh đồng rộng thông với đất xã Hưng Nguyên (Tân Hưng thời nay). Các mạch núi quanh vùng ôm ấp hai bên tạo ra cảnh quan kín đáo mà vẫn thoáng đẹp.

Đình làng Bảo Lộc thờ vị Thành Hoàng làng là Linh Thông Trinh Phúc Đại Vương, đây là vị thần tượng chưng cho tín ngưỡng thờ đất của cư dân nông nghiệp. Theo tục truyền lại, cứ đến tết Lệ Chính 13 tháng giêng hàng năm, thì từ chiều 12, dân trong làng lại tổ chức rước Kiệu (rước bài vị của Thần Hoàng) từ nghè sắc về bãi đất trống trươc cửa đình để hạ Kiệu tế lễ. Đêm xuống có 4 cô gái quây quanh kiệu mua hát ả đảo hầu nhà Thánh, vừa múa vừa dẫn rượu. Thứ rượu được dâng Thần Hoàng dịp tết Lệ Chính là loại rượu được nấu từ những hạt gạo nếp thơm ngon, kết hợp cùng với vị men thuốc bắc gia truyền, đặc biệt! được ngâm, ủ băng nguồn nước trong mát lấy từ Giếng Làng (Giếng dùng chung cả Làng)

Tương truyền! Giếng làng này xưa kia nước phun chẩy mãi không ngừng, làm ngập lụt sốc đồng trước mặt, thê lên khu đồng đó gọi là Cửa Điếm. Thấy vậy! nhân dân mới mang tảng đá lớn ra lấp lại đáy. Từ đó! nước giếng trong vắt chỉ mấp mé bờ mà không chàn nữa., đây là nguồn nước chính sinh hoạt của người dân làng Bảo Lộc cổ xứa, đã có lúc khô hạn, các giếng trong làng không còn nước, thế nhưng Giếng làng Bảo Lộc vẫn đầy nước phục vụ nhân dân. Rượu nấu từ nguồn nước Giêng Làng được hạ thổ bằng chum sành để hàng năm mới bỏ ra uống, khi uống vị rượu thơm, ngọt mùi gạo nếp, béo ngậy vị cao gạo, uống êm mát,  rượu chẩy qua cổ có vị cay nóng. Hậu vị sau khi uống nâng nâng êm ái, hòa quyện với những giai điệu ả đào khiên con người như lạc vào cõi hư vô huyền ảo.

Trong lễ hội còn có tục lệ cướp cầu Nâu (lễ vận đỏ), hình ảnh củ nâu nhuộm vải đem ra cướp làm cho người dự hội liên tưởng rằng,, xưa kia làng có nghề nhuộm vải, vì thế làng còn có tên khác gọi là làng Vải chăng?  Có lẽ lễ cướp cầu nâu là hình thức trình nghề đã được cách điệu hóa ở mảnh đất này. Chẳng biết nghề dệt vải có thật tồn tại ở nơi này hay không? Thế nhưng tục lệ cướp cầu Nâu trong lễ hội  làng Bảo Lộc thì sẽ mãi không bao giờ mất đi được, cũng như những giọt rượu nếp thơm ngon luôn trường tồn cùng thời gian và con người nơi đây.

 Cơ sở Rượu Bảo Sơn tự hào vì đã bảo tồn, kế thừa và phát triển dòng Rượu nếp cai hoa vàng, đó là tinh hoa của rượu “tế thần” cổ xưa. Đến với lễ hội Làng Bảo lộc vào ngày Lệ Chính hàng năm. Quý khách ngoài được bầy tỏ lòng thành kính tới vị thần Hoàng Làng linh thiêng, còn được tham quan những trò chơi dân gian độc đáo như cướp cầu, đấu vật.  Đặc biệt được thưởng thức hương vị của rượu “tế thần”, chắc hẳn khiên các du khách đong đầy cảm xúc về một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của người Bảo Lộc giầu tình hiếu khách.

Dương Thị Mai

Chi cục PTNT

Loại sản phẩm: 

Quy cách đóng gói: 

Chai sứ 700 ml

Đánh giá: 

3
Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.