Bánh đa quê "đặc sắc từ hương vị"
“... Dừng chân ghé lại quán đường xa
Đói lòng, ăn một phiến bánh đa
Giòn tan như nắng, ngọt như lúa,
Ấm chút tình riêng kẻ vắng nhà....”
Không ai hiểu ý nghĩa của từ bánh đa, chỉ biết tên gọi này bắt đầu xuất hiện cách đây cả mấy trăm năm rồi. Theo dân gian khoảng thế kỷ 17, thời chúa Trịnh Tráng, người miền Bắc sử dụng tên gọi này thay cho từ bánh tráng, để tránh phạm huý chúa.
Còn trước đó, chiếc bánh tráng đã có tự bao giờ, thì không ai biết.
Tương truyền, xưa thật là xưa, có một người con gái nọ được gả về làm vợ một anh học trò nghèo ở mạn Kinh Bắc. Bao nhiêu năm nàng tần tảo làm lụng, vừa chăm mẹ chồng già, vừa nuôi chồng ăn học. Còn người chồng cảm cái ân của vợ, cũng ôm chí lớn, cố gắng học hành. Năm ấy là kỳ thi Đình, anh học trò cũng chuẩn bị lều chõng lên kinh đô ứng thí. Bao nhiêu năm gần gũi, bây giờ kẻ đi người ở lại, quyến luyến chẳng nỡ rời đi. Để động viên chồng, người vợ bèn nghĩ ra một cách. Nàng lấy gạo trong nhà đem giã nhuyễn, đùm vào miếng vải lọc lấy nước bột, sau đó đem tráng lên một tấm vải căng trên miệng chiếc nồi đồng. Khi chín, nàng đem phơi khô thành nhưng chiếc bánh mỏng hình tròn, xâu lại thành xâu. Người vợ dặn chồng trên đường về kinh, mỗi khi nhớ đến nàng, thì hãy đem bánh này nướng lên, vừa đỡ đói lòng, vừa có cảm giác được ăn cơm do chính tay nàng nấu.
Một thời gian sau, người học trò nghèo, khi đó đã là quan Trạng, được vua ban cho võng lọng ngựa vàng về quê vinh quy bái tổ. Người làng ra đón rất đông. Mẹ con, vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi, quan Trạng kể lại câu chuyện xưa và tự tay nướng bánh mời bà con làng xóm. Dân làng thích thú với món bánh vừa thơm, vừa bùi, vừa giòn vừa ngọt hậu, liền bắt chước làm theo, dần dần hoàn thiện nên món bánh đa truyền thống.
Theo thời gian, bánh đa dần trở thành món quà quê mang đậm đà bản sắc quê hương, vừa thể hiện công phu và cái tài của người làm bánh, vừa mang theo những tình cảm thôn quê mộc mạc mà những kẻ đi xa ai cũng nhớ về.
Vì sự yêu thích với sản phẩm truyền thống, thân thuộc với tuổi thơ của bất kỳ ai – chiếc bánh đa và sự trân trọng giá trị dinh dưỡng từ chiếc bánh bình dị đó nên JOY VN quyết định đầu tư sản xuất bánh đa, áp dụng công nghệ hiện đại để làm ra được những chiếc bánh với chất lượng đồng đều, kiểm soát được chất lượng tốt hơn.
Chúng tôi lựa chọn làm bánh theo công thức hầu như giống với ông bà ngày xưa: chỉ sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên, nói KHÔNG với mọi loại phụ gia công nghiệp. Việc lựa chọn gạo lứt, chứ không phải gạo trắng để làm nguyên liệu cho bánh đa, cũng là từ ước mơ, chúng tôi sẽ đem đến sản phẩm không chỉ NGON, mà còn phải cực kỳ CÓ LỢI về sức khỏe cho người dùng. Gạo lứt, đặc biệt là lớp cám của nó, mang trong mình một lượng lớn các vitamin, dưỡng chất, chất béo và chất xơ, giúp điều chỉnh đường huyết và loại trừ các cholesterol xấu, là thứ nguyên liệu vừa gần gũi, vừa vô cùng tốt đối với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch và những người có tuổi.
Hiện tại, bánh được tráng trên dây chuyền tráng tự động, được phơi trong khu vực nhà mái kính, cách ly với bên ngoài, tuy vẫn tận dụng được gió trời trong quá trình làm khô bánh.
Bánh được nướng bằng dây chuyền nướng tạo nhiệt bằng bóng đèn Halogen, rất an toàn và thân thiện với môi trường.
Hơn tất cả, với một đất nước đi lên từ nông nghiệp, với mỗi người dân đều ít nhiều từng có một thứ gọi là QUÊ, thì trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người Việt nam, điều gì là đáng trân trọng nhất? Chúng tôi mong muốn tạo ra một sản phẩm vừa hiện đại, vừa đủ thân thuộc, để bất kỳ ai mỗi khi cầm lên đều có thể được sống lại những tháng năm bình yên nhất trong tâm hồn./.
Loại sản phẩm: